Chuyển đến nội dung chính

Khổ vì nẻ da mùa hanh

Cứ đến mùa lạnh, 10 đầu ngón tay chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) lại nứt toác, đau rát, nhiều khi chảy cả máu. Những hôm lạnh quá, chị không dám động tay vào nước để rửa mặt vì động vào tay càng nứt hơn.

Chị Hoài cho biết, trước kia chị không bị như thế nhưng kể từ sau khi sinh con, tay chị bắt đầu bị nứt nẻ vì khô mỗi khi đến mùa lạnh. Rửa rau, rửa bát chị cũng đeo găng, dùng kem giữ ẩm bôi nhưng da vẫn cứ nẻ toác hết mấy đầu ngón tay. Mỗi lần tắm cho con xong, chị càng thấy sợ vì động vào nước nóng nên hai tay càng nứt.

"Có lần, tôi chả làm được gì chỉ biết ôm tay mà khóc vì đau. Gần đây, chỗ nứt nẻ không chỉ tập trung ở đầu ngón tay mà lan dần xuống, cả mu bàn tay cũng bị nứt. Trông bàn tay mình nhìn mà phát khiếp, đi đâu cũng không dám để ra mà toàn phải giấu đi", chị Hoài cho biết.

Chị cũng đã đi khám, bác sĩ cho thuốc bôi, cũng có tác dụng nhưng chủ yếu phòng vẫn là chính, không chữa được. Mỗi khi trời hanh chị đều phải bôi phòng trước, ít dùng hóa chất tẩy rửa, đụng đến nước là phải đeo găng.

Cũng trong tình cảnh như chị Hoài, anh Hùng (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy rất khó chịu vì cứ đến mùa đông là da anh "nứt chân chim", đau rát. Môi tróc da từng mảng, mỗi lần như thế anh lại dùng tay bóc những mảng da chết và liếm môi mới thấy dễ chịu. Các đầu ngón chân, ngón tay cũng bị nứt toác, gàu ở da đầu bong ra từng mảng khiến nhiều lúc anh thấy xấu hổ.

Anh đã thử uống nhiều nước và bôi đủ loại kem dưỡng da của vợ nhưng không có tác dụng. Đến khi, các đầu ngón chân, tay rướm máu, đi lại anh khó anh mới chịu đi khám. Bác sĩ cho biết, da anh thuộc loại da khô, cộng thêm thói quen liếm môi, tắm nước nóng khiến da càng bị nẻ.

Thời tiết lạnh, hanh khô khiến số người đến các phòng khám da liễu vì da bị nứt nẻ, căng rát, đóng vảy tăng. Vào mùa hè, mùa thu, Trung tâm điều trị da liễu thẩm mỹ, thuộc Viện Bỏng Quốc gia mỗi ngày chỉ khám cho khoảng 10 trường hợp thì nay tăng gấp 3.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, phụ trách Trung tâm này, mùa đông, thời tiết lạnh, độ ẩm xuống thấp là nguyên nhân khiến da bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ. Thế nhưng, nhiều người chăm sóc da không đúng cách, khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí da nổi mẩn đỏ ngứa, nếu gãi có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cũng cho biết, trong mùa đông, một số bệnh ngoài da giảm, nhất là những bệnh có ngứa vì thời tiết lạnh sẽ không kích thích các đầu mút thần kinh trên da. Tuy nhiên, một số bệnh khác lại có chiều hướng tăng như: viêm da cơ địa, vẩy cá, á sừng, đặc biệt là nứt nẻ da.

Để phòng tránh hiện tượng nứt nẻ trong mùa đông, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, không liếm môi vì nước bọt làm môi càng nứt nẻ hoặc tắm nước quá nóng vì da càng mất nước. Hạn chế các thức ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, cafe…

Bên cạnh đó, cũng cần có cách chăm sóc da đúng cách, mỗi vùng da lại có cách chăm sóc khác nhau. Với những ai bị nứt gót chân thì nên ngâm chân bằng nước ấm muối pha loãng mỗi ngày, rồi bôi kem dưỡng ẩm. Với môi thì nên sử dụng kem dưỡng môi hoặc một lớp son chống nẻ. Với da mặt thì cần phải đắp mặt nạ hoa quả để bổ sung nước cho da, massage và sử dụng các sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao.

Người bệnh cần đảm bảo uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước, ăn nhiều hoa quả, tập thể dục đều đặn. Ra đường phải đeo khẩu trang, găng tay, tất để tránh làm da bị mất nước.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách nhưng da vẫn không đỡ thì cần đến các phòng khám da liễu khám kịp thời.

Phương Trang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc điều trị bệnh vẩy phấn hồng

Vảy phấn hồng Gibert là một loại bệnh viêm nhẹ trên da cấp tính. Bệnh này thường xảy ra ở mùa xuân và mùa thu. Nguyên nhân chính xác của bệnh này vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng gibert là do côn trùng cắn, nhiễm virut, nấm mốc, bệnh lao…Dựa vào những triệu chứng biểu hiện trên da mà chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị vảy phấn hồng gibert hiệu quả. Triệu chứng của vảy phấn hồng gibert Bệnh vảy phấn hồng gibert có thể gây ngứa và lan rộng ra nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Có thể căn cứ vào các triệu chứng sau để chẩn đoán bệnh: Bệnh vảy phấn hồng gibert có thể gây ngứa và lan rộng ra nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể – Khi mới xuất hiện bệnh: Trên da có những mảng hồng ban hình bầu dục, màu đỏ, tróc vảy, hơi nhô cao trên bề mặt da. mẹo chữa bệnh dày sừng nang lông Vị trí thường gặp ở bụng, ngực, lưng,… – Tiến triển: Sau 7-14 ngày, các đốm hồng ban, tróc vảy, đôi khi gây ngứa.

Những sai lầm khi trị mụn

Nguyên nhân dẫn đến các sai lầm là do bạn có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, và bạn không biết cách nào là phù hợp với mình. Vì thế làn da vốn nhạy cảm trở thành chỗ thử nghiệm và ngày càng thêm trầm trọng. Sau đây là một số điều bạn không nên làm khi <>trị mụn trứng cá: <>1. Sử dụng thuốc không đúng cách Sự tư vấn của bác sĩ da liễu là điều cần thiết, đặc biệt khi bạn đã bị mụn trứng cá nặng. Nhưng việc làm theo chỉ dẫn trong thời điểm này là hết sức cần thiết, chỉ cần bạn quên uống thuốc, sử dụng ít hơn liều lượng hoặc ngừng sử dụng khi thấy đỡ trong khi chưa hết thời gian điều trị là những sai lầm phổ biến thường gặp. Cách tốt nhất là hãy thường xuyên tới gặp bác sĩ, kể cả khi tình trạng mụn đã cải thiện để tìm được sự tư vấn hợp lý về cách chăm sóc da bị mụn . Lựa chọn loại kem trị mụn theo tư vấn của bác sĩ. <>2. Quá chăm rửa mặt Rất nhiều hãng mỹ phẩm đã tung ra các sản phẩm sữa rửa mặt trị mụn với lời quảng cáo rất ngọt ngào giúp chăm sóc da m

Tươi trẻ với làn da trắng ��� ngại gì bắt nắng.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu sau thời gian dài nghiên cứu, điều trị đã kết luận: Tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời tàn phá da nhiều hơn các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, mỹ phẩm kém chất lượng.Ánh nắng với các tia tử ngoại chủ yếu là tia UVA, UVB có thể gây sạm da, nám da, da bị mất đàn hồi, khô ráp, lâu dần làm biến đổi hoàn toàn làn da vốn trắng mịn trước kia. <>Da cần được bảo vệ như thế nào? Một trong những cách bảo vệ da chủ động hơn là dùng các sản phẩm chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì thời gian ngăn ngừa giúp da bạn khỏi bị bắt nắng càng dài hơn, song đôi khi khiến da nhờn, rít rất khó chịu. Tuy nhiên dùng sản phẩm chống nắng mới là bước đầu tiên giúp da bạn chống lại các tia cực tím, giúp da bạn đỡ bị đen chứ chưa làm cho da bạn trắng lên. Lý tưởng hơn cả là bạn hãy trang bị cho làn da của mình, một lịch trình chăm sóc, dưỡng trắng bằng thảo dược thiên nhiên. http://dakhoaaua.vn/phong-kham-benh-da-lieu-tphcm-nao-an-toan-va-uy-tin-1670.html